Khi mới chào đời, bé không có khả năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể như những đứa trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn.
Vì vậy, bé rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như: mặc áo ấm, quấn tả lót, khăn, đội mũ, mang vớ.
Nếu trẻ nằm ở phòng có nhiệt độ 23 độ C mà không mặc quần áo hay đắp chăn, ủ ấm cho trẻ sơ sinh thì sẽ bị nhiễm lạnh, giống như người lớn không mặc đồ ở với nhiệt độ phòng là 0 độ C.
Bé sau sinh đủ tháng được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C.
Bé được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28 độ C.
Trong những ngày gần đây, thời tiết Sài Gòn bắt đầu nắng nóng gay gắt do đó nhu cầu sử dụng máy lạnh để giải nhiệt là một trong những nhu cầu tất yếu đối với hầu hết các gia đình đang sinh sống tại đây
Nhất là đối với những gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì không thể nào chịu nổi nhiệt độ nóng gây gắt, trẻ rất dễ khó chịu và quấy khóc
Trong bài viết này, các kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một số quy tắc cần lưu ý khi cho trẻ sơ sinh sử dụng máy lạnh trong mùa hè để giúp trẻ khỏe mạnh, tránh bị nhiễm lạnh và gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp
TRẺ SẼ BỊ NHIỄM LẠNH TRONG 4 TRƯỜNG HỢP SAU
- Bị ướt (trẻ tè khi ngủ)
- Nằm trên mặt phẳng lạnh (nằm dưới sàn gạch không có lót chiếu hoặc nệm)
- Ở chỗ có gió lùa (quạt máy, hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa)
- Ở trong phòng lạnh < 26 độ C.
Dựa vào những trường hợp trên mà khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa chúng ta cần lưu ý một số điều sau để trẻ không bị nhiễm lạnh
Không để điều hòa thổi thẳng vào bé
Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh.
Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng.
Lần đầu bật điều hoà sau mùa đông dài cần vệ sinh kỹ
Điều hoà mới bật trở lại sau một mùa đông dài cần được vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú lâu ngày trong máy làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
Tham khảo báo giá vệ sinh máy lạnh trọn gói tại đây: http://taidienlanh.com/quy-tac-3-phut-khi-cho-tre-sinh-nam-dieu-hoa/
Vị trí đặt điều hòa nên ở trên cao
Thời gian bật điều hoà không quá 2-3 tiếng mỗi lần
Thời gian tối đa mẹ cho bé nằm điều hoà chỉ nên từ 2-3 tiếng mỗi lần.
Điều này có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút.
Đây cũng là thời gian để đuổi không khí tù đọng đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé.
Quy tắc 3 phút
Sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho.
Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài.
Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.
Nhỏ mũi và cho con uống nước thường xuyên
Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé.
Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi.
Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muôi sinh lý cho bé, đồng thời cho con uống nhiều nước, với trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.
Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh.
Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo các phương pháp này để giữ ấm cho con khi trẻ hay đạp chăn lúc ngủ.
Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26-28 độ
Theo tham khảo từ website của BV Từ Dũ, BS. Nguyễn Thị Thanh Bình Cố vấn khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ chia sẻ:
Giai đoạn sơ sinh được tính từ sau khi sinh ra đến 30 ngày tuổi.
Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hay người lớn, nhất là trẻ non tháng.
Trẻ sơ sinh nếu để trần truồng trong phòng với nhiệt độ 23 độ C thì sẽ bị lạnh như một người lớn trần trụi trong phòng 0 độ C.
Sau khi sinh nếu trẻ đủ tháng đã được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5 độ C.
Nếu trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C.
Ở nhiệt độ này đối với người lớn, nhất là người mập mạp thì có khi là còn nóng bức nhưng đối với trẻ là lạnh và phải mặc đủ như đã nói. Vì thế, người lớn không nên quyết định nhiệt độ trong phòng có trẻ mới sinh theo sự thoải mái của mình.
Bài viết Quy tắc 3 phút khi cho trẻ sơ sinh nằm điều hoà thuộc quyền sở hữu của Tài Điện Lạnh.